8 mô hình marketing phổ biến mà các Marketer cần biết
8 mô hình marketing phổ biến mà các Marketer cần biết

mô hình marketing phổ biến là những chiến lược được các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh. Áp dụng linh hoạt, đúng thời điểm là cách làm khôn khéo để thành công. Các doanh nghiệp nổi tiếng thế giới họ thành công cũng không nằm ngoại lệ những mô hình này. Hãy cùng xem đó là những mô hình nào nhé.

1. Mô hình marketing 4S

Chúng ta có 4P trong Marketing và 3C trong kinh doanh. Chúng ta có mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) và còn rất nhiều mô hình trục tọa độ lý thuyết hay học thuật bạn có thể sử dụng để phân tích các thách thức trong công việc kinh doanh và tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, có một mô hình khác rất phù hợp và hữu ích dành cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệm đó là 4S: GIẢI PHÁP (SOLUTION), HỆ THỐNG (SYSTEM), CHIẾN LƯỢC (STRATEGY), CHÔNG GAI ( SPINE). Đây là mô hình được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng và đánh giá là hữu ích.

Xem thêm: Mô hình Marketing 4S cho doanh nghiệp khởi nghiệp

2. Mô hình marketing 3C

Mô hình 3C chỉ ra rằng để quá trình xây dựng một chiến lược có thể thành công các nhà hoạch định chiến lược nên tập trung vào 3 yếu tố đó là:

  • Customer (khách hàng)
  • Competitors (Đối thủ cạnh tranh)
  • Corporation (Doanh nghiệp)


Chỉ bằng việc tích hợp 3 yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ có thể duy trì và tạo ra được một lợi thế cạnh tranh bền vững. Ohmae thường gọi những yếu tố này là 3C hoặc tam giác chiến lược (Stategic triangle).

Một số nhu cầu cụ thể được này sinh từ đối tượng là khách hàng cuối bao gồm lợi ích hoặc dịch vụ cốt lõi và sản phẩm mong đợi (expected product). Nhận thức được những yêu cầu sẽ giúp các tập đoàn hoặc công ty đưa ra được một sản phẩm mang tính cơ bản. Nó chú trọng vào việc đáp ứng những mong đợi của khách hàng và cũng để phân biệt doanh nghiệp với những đối thủ cạnh tranh có xu hướng thay đổi sản phẩm liên tục, các tập đoàn này sẽ cung cấp thêm cho khách hàng những sản phẩm gia tăng (augmented product). Để rồi các tập đoàn lẫn các đối thủ cạnh tranh này cuối cùng sẽ chiếm thị phần giành cho những sản phẩm tiềm năng.

Ngoài ra, còn có một mô hình mới của 3C tập trung vào tính bền vững. Mô hình này gồm 3 yếu tố về: Capability (năng lực), Consistency (Tính nhất quán), Cultivation (Sự trau dồi)

Ý tưởng đằng sau mô hình 3C này xoay quanh khái niệm giá trị chung được chia sẻ trong công ty, môi trường và cộng đồng.

Xem thêm: Mô hình 3C Tam giác chiến lược mạnh mẽ cho doanh nghiệp

3. Mô hình marketing 9P

9P là mô hình marketing nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới với sự ứng biến liên tục của 9P nó sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công và tăng trưởng tốt hơn trong một thế giới kinh doanh phức tạp và cạnh tranh. Chúng tôi tin rằng những doanh nghiệp nào tận dụng được tốt những thách thức kinh doanh trong 9P thì họ cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ rất tốt.

Những yếu tố tồn tại trong 9P bao gồm:

  • People (Con người)
  • Process (Quy trình)
  • Performance (Hiệu suất)
  • Productivity (Năng suất)
  • Produc (Sản phẩm)
  • Promotion (Xúc tiến)
  • Pricing (Giá cả)
  • Profitability (Lợi nhuận)
  • Property (Tài sản sỡ hữu)

Xem thêm: Mô hình 9P trong Marketing Mix - Chiến lược hay cho doanh nghiệp

4. Mô hình marketing SAVE

Bạn đã từng biết đến 4P's (Price, Product, Place, Promotion) nhưng qua thời gian mô hình này không còn đúng với thực tiễn. Thay vào đó, mô hình marketing SAVE được thay thế, phù hợp với tất cả các quy mô doanh nghiệp và đặc biệt thích hợp cho các phương tiện truyền thông xã hội.

Bốn thành tố chính trong mô hình này bao gồm: Solution (Giải pháp), Access (Thâm nhập), Value (Giá trị) và Education (Giáo dục). Trong đó, Access và Education đang bị ảnh hưởng nhiều nhất trong kỷ nguyên số.

Với mô hình 4Ps quen thuộc và có thể sẽ không còn hiệu quả cho doanh nghiệp bạn. SAVE chính là một làn gió mới để thiết kế mô hình kinh doanh khác mới mẻ hơn và refesh cho thương hiệu. Mô hình SAVE mới này mang tới một cách nghĩ khác về kinh doanh. Hiện nay nhiều công ty đã đưa ra các ý tưởng dựa trên SAVE và đã được sử dụng hiệu quả, song vẫn còn một khoảng thời gian dài đến khi khai thác được hết mọi tiềm năng của nó.

Xem thêm: Mô hình SAVE trong Marketing - Mô hình thay thế cho Mô hình 4P

5. Mô hình marketing 4C

Trong nhiều trường hợp mô hình marketing 4P không còn là lựa chọn tốt nhất thì mô hình marketing 4C dần chiếm lĩnh vị trí hàng đầu. Marketing 4C bao gồm các yếu tố: Customer solution (Giải pháp cho khách hàng), Customer cost (Chi phí khách hàng bỏ ra), Conveniece (Sự tiện lợi) và Communication (Truyền thông hai chiều). Mô hình marketing 4C tiên tiến hơn mô hình 4P ở chỗ lấy khách hàng làm trung tâm trong chiến lược marketing.

Mô hình 4P và 4C có thể được thực hiện như hai mặt của cùng một đồng xu, với một bên là quan điểm của người mua và bnee kia là người bán. Và mô hình 4C không chỉ là một ứng dụng về ngữ nghĩa. Thay vào đó, nó tạo một sự thay đổi trong suy nghĩ nhằm khuyến khích các nhà tiếp thị và giám đốc điều hành xem toàn bộ quá trình kinh doanh và chuỗi giá trị của họ dưới góc nihnf từ quan điểm của khách hàng.

Xem thêm: Marketing 4C là gì? Ứng dụng Marketing 4C trong Marketing như thế nào?

6. Mô hình marketing 7P

Mô hình marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hướng nâng cao vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.

Mô hình marketing 7P này bao gồm 3 nấc: nấc 1 là 4P tức là 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing.

Đó là nhóm các giải pháp hay chiến lược sản phẩm từ ý tưởng cho đến sản xuất ra sản phẩm. Trong đó, không quên định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích. Nhóm kế tiếp là các giải pháp Giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và tiêu dùng. Kế đến là giải pháp về phân phối và bán hàng, và sau cùng là các giải pháp Quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Ở cấp độ thứ 2, chúng ta quan tâm đến hai nhóm giải pháp lột tả tinh thần cơ bản của quản trị, đó là yếu tố Con người và yếu tố hệ thống.

Ở cấp độ thứ 3, chúng ta tìm hiểu vai trò của tư tưởng, triết lý, văn hóa trong một tổ chức, hay cụ thể là trong một doanh nghiệp. Các giải pháp ở cấp độ này thể hiện bởi sứ mệnh hay tầm nhìn của doanh nghiệp, của thương hiệu, văn hóa, những thói quen ứng xử và chuẩn giá trị trong doanh nghiệp cũng như giữa thương hiệu ứng xử trước cộng đồng: tư tưởng, tầm nhìn và giá trị tổ chức...

Đọc bài viết: 7P trong Marketing ngành Dịch Vụ ✅

7. Mô hình marketing 4P

Mô hình marketing 4P được những người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing. 4P trong marketing về cơ bản thường được triển khai xung quanh 4 yếu tố là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm: Sản phẩm (Product), Phân phối  (Place), Giá cả (Price) và Tiếp thị truyền thông (Promotion)

Tùy vào tình hình thực tế của thị trường mà bộ phận marketing trong các doanh nghiệp sẽ vận dụng phương pháp này để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị trường bằng cách "trộn lẫn" 4 yếu tố theo cách tối ưu nhất

Mô hình 4P là một trong những mô hình marketing căn bản và phổ biến nhất trong hoạt động marketing, nó sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn hơn về sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp thị, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu giúp bạn tăng hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng.

Và cho dù kế hoạch marketing của bạn có hoàn hảo thế nào đi chăng nữa thì cũng cần phải thường xuyên xem xét lại chiến dịch marketing ấy để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp: sản phẩm hoặc dịch vụ hay thị trường, sự tăng trưởng để thích nghi với môi trường cạnh tranh luôn biến đổi, hay sự thay đổi nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Marketing 4P là gì? và Những điều bạn cần biết (có ví dụ)

8. Mô hình phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Streng (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể hiểu mô hình SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Nó cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.

Sử dụng SWOT sẽ giúp bạn nhận được chính mình, đối thủ cạnh tranh, bắt đầu vẽ ra chiến lược giúp bạn khác biệt với đối thủ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, đồng thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà bạn phải đối mặt. Điều này giúp bạn tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiểu các mối đe dọa cũng như tận dụng lợi thế có sẵn.

Tuy nhiên, nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT mà không có bất cứ động thái đặc biệt nào thì việc phân tích này chẳng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 yếu tố trên hãy đưa ra chiến lược phù hợp.


Đăng ngày 19/06/2021 bởi ETI Team | Lượt xem: 1261

0383735400