Mô hình SAVE trong Marketing - Mô hình thay thế cho Mô hình 4P
Mô hình SAVE trong Marketing - Mô hình thay thế cho Mô hình 4P

Có thể bạn đã được học và quen với mô hình 4P trong Marketing. Nhưng hiện nay có rất nhiều mô hình đã thay thế cho mô hình 4P. Hãy cùng đọc bài viết Mô hình SAVE trong Marketing - Mô hình thay thế cho Mô hình 4P để áp dụng cho một bảng kế hoạch Marketing online hiệu quả bạn nhé!

4Ps là chiến lược marketing bao gồm (Product, Price, Promotion and Place) là một chiến thuật được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây, nó đã trở nên rất quen thuộc với marketer trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, đối mặt với sự thay đổi của thị trường, hành vi của khách hàng, các chiến lược kinh doanh mới, nhiều chuyên gia trên toàn thế giới đã bắt đầu có bước đổi mới chiến lược, họ đã đề xuất về 1 hình thái mới cho chiến lược 4Ps mang tên S.A.V.E.

Mô hình này chú trọng đến Solution (Giải pháp), Access (Khả năng tiếp cận), Value (Giá trị) và Education (Tính giáo dục) của một sản phẩm.

1. Tập trung vào Giải pháp thay vì Sản phẩm:

Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng thay đổi mô hình từ định hướng sản phẩm chuyển sang định hướng dịch vụ và giải pháp. Trong những năm gần đây, khách hàng đã đặt giải pháp giải quyết cho vấn đề của họ là ưu tiên hàng đầu thay vì sản phẩm như trước kia. Điều mà chúng ta, các doanh nghiệp nên tự hỏi bây giờ là liệu chúng ta đã thực sự giải quyết được vấn đề của khách hàng hay chưa?

2. Đầu tư cho khả năng tiếp cận thay vì địa điểm:

Trước đây, mọi doanh nghiệp đều mong muốn có được vô số địa điểm bán hàng khác nhau thì ngày nay với sự xuất hiện của mạng Internet, địa điểm của cửa hàng không còn là điều gì quá hệ trọng nữa. Tất cả những gì thiết yếu lúc này là khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với khách hàng mục tiêu. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn ngay khi nhu cầu vừa phát sinh.

3. Tập trung cho giá trị thay vì giá cả:

Mối băn khoăn về giá cả luôn là một trong số những rào cản khiến cho khách hàng từ bỏ ý định mua một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Tuy nhiên những khách hàng sẽ không ngần ngại chi trả cho một sản phẩm khi họ nhận ra giá trị cốt lỗi của sản phẩm tương xứng hay thậm chí là vượt xa giá niêm yết của doanh nghiệp. Chúng ta nên tự hỏi doanh nghiệp của mình đang tạo ra giá trị gì? Việc định vị giá trị cốt lõi đóng vai trò quan trọng khi xây dựng bất kì mô hình tổ chức nào.

4. Đầu tư cho giáo dục thay vì khuyến mại:

Các doanh nghiệp nên thường xuyên cung cấp cho khách hàng hiện tại và tương lai những thông tin về sản phẩm liên quan đến mối quan tâm của họ. Từ đó dần dần tạo được cảm giác quen thuộc và niềm tin trước khi công đoạn mua bán diễn ra.

Mô hình S.A.V.E cho phép doanh nghiệp có được một tư duy mở trong các chiến dịch điều hành, đóng vai trò quan trọng bậc nhất  trong chiến lược kinh doanh các giải pháp. Đồng thời, đây cũng là một phương thức hữu hiệu trong công đoạn thiết kế mô hình cho doanh nghiệp của bạn.

Bài viết dựa trên case study của HBR, Richard Ettenson, Euduardo Conrado, Jonathan Knowles, 2013


Đăng ngày 30/06/2021 bởi ETI Team | Lượt xem: 907

0383735400