Marketing 4E là gì? ✅ Ứng dụng Marketing 4E trong Marketing như thế nào?
Marketing 4E là gì? ✅ Ứng dụng Marketing 4E trong Marketing như thế nào?

Có thể những kiến thức marketing đầu tiên mà bạn được học ở Trường chính là “Marketing 4P”, đây là một từ viết tắt giúp bạn ghi nhớ bốn thành phần của Marketing.

Khái niệm về Marketing 4P bao gồm : Product (Sản phẩm) – Price (Định giá) – Place (Phân phối) và Promotion (Quảng bá). 

Nếu bạn chưa biết về Marketing 4P, hãy đọc bài Marketing 4P là gì? và Những điều bạn cần biết (có ví dụ)

Đây là một khái niệm marketing lâu đời, ý tưởng về 4 chữ P đã ăn sâu vào đầu của các sinh viên qua nhiều thế hệ. Và trong bối cảnh hành vi con người thay đổi như ngày nay do ảnh hưởng của khoa học công nghệ, Marketing 4P cũng dần được chuyển thành Marketing 4E.

Trong bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn sơ lược về Marketing 4E là gì và Cách ứng dụng 4E vào chiến lược Marketing.

Marketing 4E là gì?

Khái niệm về Marketing 4E bao gồm : Experience (Trải nghiệm Sản phẩm) – Exchange (Sự trao đổi giá trị) – Everywhere (Có mặt khắp nơi, cần là có) và Evangelism (Sự truyền miệng).

Experience (Trải nghiệm Sản phẩm)

Đây là một khái niệm để thay thế cho Product (Sản phẩm) trong Markeitng 4P. Khi nhận thức của con người cao hơn, họ không mua một “sản phẩm” nữa. Mà họ mua những “trải nghiệm” “phong cách sống” với sản phẩm đó.

Trải nghiệm sản phẩm (Product Experience) là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa khách hàng và sản phẩm. Hay nói cách khác, trải nghiệm sản phẩm trả lời cho câu hỏi “sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng hay chưa”. Các sản phẩm không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng sẽ tạo ra nhận thức tiêu cực về sản phẩm và cả doanh nghiệp. Trải nghiệm sản phẩm là một thành tố quan trọng không thể thiếu trong trải nghiệm khách hàng tổng thể (customer experience).

Sự gặp gỡ giữa khách hàng và sản phẩm có thể trực tiếp (khách hàng tương tác vật lý với sản phẩm) hoặc gián tiếp (khách hàng có trải nghiệm thông qua quảng cáo hoặc lời giới thiệu về sản phẩm). Trải nghiệm gián tiếp chính là chất xúc tác, thúc đẩy khách hàng tìm kiếm trải nghiệm trực tiếp và ra quyết định mua hàng.

Thông thường, sau khi tiếp nhận trải nghiệm sản phẩm gián tiếp (xem quảng cáo, nghe bạn bè giới thiệu hay vô tình nhìn thấy trên internet), khách hàng sẽ vào website hoặc cửa hàng của doanh nghiệp để có trải nghiệm trực tiếp trước khi ra quyết định mua hàng. Dựa vào đặc điểm này mà các doanh nghiệp trú trọng vào phương pháp marketing showrooming (marketing cho khách hàng đến cửa hàng để kiểm tra/trải nghiệm một sản phẩm). Ví dụ, các hãng xe hơi cho phép người tiêu dùng lái thử là một cách cung cấp trải nghiệm trực tiếp để thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng.

Exchange (Sự trao đổi giá trị)

Giá cả sản phẩm và dịch vụ của bạn vẫn quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là những gì khách hàng nhận được để đổi lấy tiền. Đây là nơi giá trị trở nên quan trọng. Xem xét về giá trị sản phẩm của bạn là gì và tận dụng nó. Sự tham gia của khách hàng có giá trị gì đối với bạn? Các chương trình phần thưởng và ưu đãi tại cửa hàng là một cách tuyệt vời để mang lại nhiều giá trị hơn cho mỗi lần mua hàng và tương tác trực tiếp. Lấy ý kiến ​​phản hồi của khách hàng cũng là một phần quan trọng của quá trình này. Khách hàng thích đóng góp ý kiến ​​cho doanh nghiệp mà họ quan tâm.

Everywhere (Có mặt khắp nơi, cần là có)

Trước đây các của hàng chỉ phục vụ tại ví trí mặt bằng của nó và chỉ phục vụ trong khoảng thời gian cố định. Và trong bối cảnh xã hội phát triển thì các cửa hàng đã bắt đầu mở chuỗi để phục vụ khách hàng ở khắp mọi nơi; hoặc bán hàng qua ship để có thể bán toàn quốc, ..

Ví dụ chỉ với tạp hoá, ngày nay các tạp hoá cũng đã phát triển thành các “sieu thị mini”, phục vụ khách hàng 24/24….

Evangelism (Sự truyền miệng)

Quảng cáo những gì bạn bán là không đủ. Bạn cần giáo dục khách hàng của mình về giá trị và trải nghiệm mà bạn cung cấp. Điều này bao gồm việc cho khách hàng của bạn biết lý do tại sao bạn làm điều đó. Đổi lại, khách hàng của bạn sẽ trở thành những người truyền bá thương hiệu và truyền bá thông tin về cửa hàng của bạn cho những người khác. Việc quảng bá sản phẩm của bạn không mạnh bằng việc khách hàng của bạn truyền bá về chúng. Đối với các công ty lớn và nhỏ, tiếp thị truyền miệng được xếp hạng là hoạt động tiếp thị quan trọng nhất và ít tốn kém nhất.

Định nghĩa mới của Marketing

Vào năm 2014, Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ đã cập nhật định nghĩa của họ về tiếp thị để phản ánh những thay đổi cơ bản đã xảy ra trong 10 năm qua. Tiếp thị không còn là một quá trình nội bộ như trước đây nữa. Đó là một hoạt động phức tạp hơn nhiều kết hợp các phương tiện truyền thông và các tổ chức nhằm tạo ra giá trị và có khả năng phân phối đến nhiều đối tượng hơn.

Xem thêm: Marketing 4P – 4C – 4E là gì? Bài viết chi tiết dễ hiểu!


Đăng ngày 18/06/2021 bởi ETI Team | Lượt xem: 3517

0383735400