Sơ lược về phân tích SWOT
Sơ lược về phân tích SWOT

Mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT là một mô hình bao gồm 4 chữ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ),

Mô hình này là công cụ giúp các nhà quản trị phân tích chiến lược cũng như nhận biết rủi ro và đánh giá chúng. Từ đó, mô hình SWOT được sử dụng nhiều trong việc xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch vụ.

Xây dựng Mô hình SWOT:

Mô hình SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Tương ứng với 4 thành phần của mô hình bao gồm Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:

Điểm mạnh (Strengths):

Là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó là lợi thế riêng, nổi bật và có thể so sánh với những đối thủ cạnh tranh khác. Chẳng hạn như những lợi thế về (Nguồn lực, Tài sản, Con người, Kinh nghiệm, Kiến thức, Dữ liệu,Tài chính, Giá cả, Chất lượng sản phẩm, Quy trình, Hệ thống kỹ thuật,…)

Điểm yếu (Weaknesses)

Là những tác nhân bên trong doanh nghiệp. Mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu. Đó có thể là những công việc còn làm chưa tốt. Những khía cạnh thiếu vắng đi điểm mạnh thì ở đó sẽ có những điểm yếu kém mà chúng ta cần khắc phục.

Cơ hội (Opportunities)

Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn như thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ, xu hướng toàn cầu, chính sách, luật pháp,… Mang tính tích cực, có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

Nguy cơ (Threats)

Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp. Như thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ… Mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Sau đó, việc cần làm là đề ra phương án. Để giải quyết để khắc phục, hạn chế những rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra.

Qua đây có thể thấy được rằng mục đích của việc phân tích SWOT. Chính là để xác định được điểm mạnh, cơ hội mà công ty đang nắm giữ. Đồng thời cần khắc phục được những hạn chế, rủi ro có thể gặp phải.

Sơ lược về phân tích SWOT


Mở rộng mô hình SWOT

Không chỉ dừng lại ở việc làm rõ 4 yếu tố nêu trên trong mô hình SWOT. Mà chúng ta còn có thể dựa trên 4 yếu tố này để đưa ra những chiến lược phù hợp, bao gồm:

  • Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh đang có của công ty.
  • Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): Khắc phục được điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
  • Chiến lược ST (Strengths – Threats): Sử dụng lợi thế, điểm mạnh đang có. Để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
  • Chiến lược WT (Weaks – Threats): Thiết lập kế hoạch “phòng thủ”. Để tránh gặp phải những điểm yếu bị tác động từ môi trường bên ngoài.

Mô hình SWOT ngày càng được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp, công ty, lớp học. Cho thấy được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của mỗi người. Do đó, việc hiểu rõ thêm về cách xây dựng cũng như ý nghĩa của mô hình này. Sẽ đem lại chúng ta nhiều lợi ích trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Giờ bạn đã hiểu cách lập ra một SWOT, hãy xem ví dụ cụ thể sau đây để hiểu hơn về công cụ phân tích này.

Dưới đây là phân tích SWOT của một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ngoài mới đặt chân vào thị trường Việt Nam: 

Sơ lược về phân tích SWOT

Xem thêm: 8 mô hình marketing phổ biến mà các Marketer cần biết


Đăng ngày 25/06/2021 bởi ETI Team | Lượt xem: 4019

0383735400