5 thành phần tạo nên một website hiệu quả!
5 thành phần tạo nên một website hiệu quả!

Bạn đang có website hoặc đang định làm website nhưng không biết website có hiệu quả hay không? Hãy xem 5 thành phần này để trang bị cho mình kiến thức nền tảng để phát triển một website thành công bạn nhé!

5 thành phần tạo nên một website hiệu quả!

5 thành phần tạo nên một website hiệu quả!

Tên miền (Domain)  - Địa chỉ để truy cập vào website

Nếu như để đi đến một cửa hàng nào đó thì thứ ta cần phải biết đó chính là địa chỉ cửa hàng, tên cửa hàng, thì trên thế giới internet thứ bạn cần phải có để bạn truy cập được vào một trang web đó chính là một địa chỉ website, hay còn gọi là tên miền (tên miền trong tiếng anh gọ là domain).

Ví dụ như bạn truy cập vào Google thì bạn sẽ gõ địa chỉ web "google.com" vào Cốc Cốc hay Chrome (trình duyệt web). bạn muốn đọc những bài viết của chúng tôi - ETI SOLUTIONS thì bạn cần gõ "eti.vn" (đọc là i ti ai chấm vi en).

Khi bạn gõ đúng thì sẽ truy cập thành công vào website của bạn.

Do vậy, khi bạn làm website, thì trước tiên bạn cần phải chọn cho mình một tên miền.   Bạn có thể đọc bài viết chi tiết Hướng dẫn đặt tên miền hoặc đọc tóm tắt một số quy tắt dưới đây để chọn được một tên miền tốt.

Tên miền còn chính là thương hiệu của bạn.

 

Quy tắc 1: Tên miền càng ngắn càng tốt

Bạn có thấy tên miền eti.vn ngắn không? Hi vọng với tên miền ngắn này bạn sẽ không lười khi đọc những bài viết hữu ích từ ETI.

Nếu tên công ty của bạn quá dài, thì bạn cũng có thể viết tắt tên miền để nó được ngắn hơn, lúc này người dùng sẽ dễ dàng truy cập vào website của bạn hơn.

Quy tắc 2: Tên miền dễ nhớ

Bên cạnh quy tắc đặt tên miền sao cho ngắn để dễ viết thì bạn hãy đặt một tên miền sao cho nó dễ nhớ, dê đọc, dễ nghe. Nếu chúng khó phát âm, khó nhớ, dễ gây nhầm lẩn, hãy chọn tên miền khác. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,...).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.

Quy tắc 3: Tên miền không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( - ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này.

Quy tắc 4: Tên miền khó viết sai

Nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác.

Quy tắc 5: Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn

Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là hotel, thì tên thích hợp sẽ là www.Ahotel.com. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG.

Quy tắc 6: Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,...) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.

Quy tắc cho bạn chuẩn bị đăng ký thành lập doanh nghiệp

Nếu bạn chuẩn bị đăng ký thành lập doanh nghiệp thì đây chính là quy tắc quan trọng dành cho bạn.

Vì tên miền là độc nhất trên toàn cầu, nghĩa là nếu có ai đó đã đăng ký và nó đang còn hạn sử dụng, thì bạn sẽ không dùng tên miền đó được nữa (bị trùng).

Do đó, khi đặt tên cho doanh nghiệp, việc bạn cần làm chính là kiểm tra luôn tên miền đó có còn hay không? Nếu chưa có thì bạn phải đăng ký ngay, kẻo người khác mua mất thì bạn mua không được.

Máy chủ (Hosting) - Nơi lưu trữ dữ liệu của bạn trên internet

Giống như để chạy một phần mềm, thì bạn cần phải có máy tính để lưu trữ phần mềm và chạy phần mềm đó. Website cũng như vậy! Để website có thể hoạt động, lưu trữ bài viết, hình ảnh, video, ... thì cần một nơi để lưu trử và xử lý, đó chính là Máy chủ (tiếng anh gọi là Hosting).

Website của bạn sẽ nằm ở những nơi như thế này

 

Những thứ bạn cần quan tâm là:

  • Hosting này có dung lượng lưu trữ là bao nhiêu? (Ví dụ 1GB, 2GB, 20GB, ...)
  • Hosting này dùng ổ cứng HDD hay SSD? (Hosting SSD giúp web của bạn chạy nhanh hơn)
  • Hosting này có băng thông là bao nhiêu? (Trước đây các hosting thường giới hạn băng thông, nhưng bây giờ đa số là không giới hạn)
  • Hosting này 1 năm gia hạn là bao nhiêu tiền? (Để tránh trường hợp bạn khỏi tá hoả khi chi phí gia hạn quá cao - bạn nên yêu cầu ghi rõ vào hợp đồng để dễ làm việc).

Một số nhà đăng ký dịch vụ Hosting bạn có thể tham khảo: ETI, Mắt Bão, Tenten, ...  Và hãy đăng ký tại ETI nếu bạn thích làm việc với ETI bạn nhé!

Mã nguồn (Source) - Thứ quyết định giao diện và tính năng của website

Một website có giao diện đẹp hay xấu, nhiều tính năng hay ít tính năng thì do mã nguồn quyết định. Và thông thường, khi thiết kế website, thì chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất có lẽ là Mã nguồn. 

Nếu bạn đang là một doanh nghiệp khởi nghiệp, vừa và nhỏ với nhu cầu chủ yếu là marketing và thương hiệu thì bạn có thể nhờ đơn vị thiết kế web tư vấn về Mã nguồn Wordpress. Bởi đây là một mã nguồn rất phổ biến, được dùng để làm web trên toàn thế giới. Chi phí cho làm web với mã nguồn cũng thấp hơn.

Nếu bạn muốn phát triển website với nhiều tính năng đặc biệt, thì có thể nhờ đơn vị thiết kế website lập trình riêng cho bạn. Chi phí cho mã nguồn được phát triển riêng cũng sẽ cao hơn so với bạn làm bằng Wordpress.

Cảnh người lập trình viên đang ngồi làm web

 

Nội dung (Content) - Thứ quyết định khách hàng có đọc website của bạn hay không?

Nếu như bạn đã có một tên miền dễ nhớ, máy chủ mạnh, và một giao diện đẹp, mà website của bạn không có nội dung hấp dẫn (không có đăng đầy đủ thông tin sản phẩm, không có nội dung bài viết chia sẻ kinh nghiệm hữu ích để sử dụng sản phẩn, các bài thông tin dịch vụ, ...) thì khó để có khách hàng.

Do đó, khi bạn đã có website rồi, thì những việc bạn cần làm là:

  • Cập nhật đầy đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ của bạn.
  • Thể hiện đầy đủ thông tin, hình ảnh, video clip về doanh nghiệp của bạn.
  • Lập ra danh sách các "câu hỏi mà khách hàng của bạn thường hỏi", "vấn đề của khách hàng thường gặp", và bạn biến nó thành tiêu đề bài viết và viết bài.
  • Bạn cần phải cập nhật nội dung thường xuyên, tốt nhất là một bài viết trên web mỗi ngày, hoặc ít nhất 3 bài một tuần.

Bạn tham khảo thêm các khoá học SEO website nếu đang phải tự vận hành web, hoặc thuê nhân viên SEO Website để có thể xây dựng chuẩn SEO nội dung và website của mình.

Khi website của bạn có nội dung đầy đủ, bài bản và chuẩn SEO, thì khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy bạn thông qua kết quả tìm kiếm của Google, và click vào website của bạn, họ đọc thông tin và liên lạc với bạn.

Lượt truy cập (Traffic) - Dòng người vào website của bạn

Đây chính là thứ khiến cho website của bạn tạo ra tiền.

Nếu là cửa hàng, thì traffic chính là dòng người đi vào cửa hàng của bạn. Càng có nhiều người vào cửa hàng, khả năng khách hàng mua hàng sẽ càng cao.

Còn nếu như không ai vào cửa hàng của bạn thì sao? Thì ban có một cửa hàng đẹp, mặt hàng tốt nhưng mà không có ai mua!

Vậy bạn cần phải tìm cách để tăng lượt người vào website của bạn.

Có 2 loại traffic vào website của bạn: Traffic miễn phí và Traffic bạn phải trả tiền để có.

2 LOẠI TRAFFIC VÀO WEBSITE


 

Ví dụ về Traffic bạn không mất tiền để mua (traffic miễn phí)

Bạn có thể để tên website của mình trên bao bio sản phẩm, name card, trên bảng hiệu, trên catolog, trên áo đồng phục, ... để mọi người biết và truy cập vào.

Bạn cần tập trung xây dựng nội dung (content) và SEO website của mình để mọi người click vào website của bạn khi tìm kiếm trên Google. 

quy trình seo

Quy trình SEO tổng thể website

 

Ví dụ về Traffic bạn mất tiền để mua (traffic trả tiền)

Nếu bạn muốn nhanh hơn thì có thể chạy quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, ... thì sẽ thúc đẩy quá trình hơn.

Bạn có thể đọc qua bài viết này để biết thêm cách tăng traffic vào website của bạn:

9 cách để tăng traffic cho website của bạn tức thì

Kết luận

Trên đây là 5 thành phần tạo nên một website hiệu quả, nếu bạn đã có website mà không thấy có khách hàng gọi cho bạn thông qua website thì bạn đã hiểu vì sao rồi chứ?

Hãy làm tốt những điều này để website của bạn càng có nhiều người biết tới, như vậy bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng trên internet.


Đăng ngày 10/06/2021 bởi ETI Team | Lượt xem: 491

0383735400