Ý tưởng kinh doanh online dịch vụ Kế toán
Ý tưởng kinh doanh online dịch vụ Kế toán

Nếu bạn đang có chuyên môn về mảng kế toán doanh nghiệp thì việc bắt đầu kinh doanh dịch vụ này cũng là một ý tưởng hay cho bạn. Bài viết chia sẻ một số thông tin hữu ích có thể bạn sẽ cần về Ý tưởng kinh doanh online dịch vụ Kế toán.

Bạn cần là chuyên gia trong ngành nghề của mình

Muốn thành công trong lĩnh vực kinh doanh kế toán dịch vụ, bạn phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điều này hoàn toàn đúng, đặc biệt là trong kinh doanh. Trở thành chuyên gia, đồng nghĩa với việc bạn có đủ chuyên môn, trình độ và kiến thức để tư vấn cho khách hàng, từ đó thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn. Danh tiếng chuyên gia của bạn có thể mở ra nhiều cánh cửa cho những công việc thú vị và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Là một chuyên gia có thể giúp đỡ được nhiều người hơn. Cho dù đó là một đồng nghiệp bị mắc kẹt với một vấn đề hay là xóa tan mọi nỗi đau mà khách hàng của bạn đang gặp phải. Chuyên môn cũng cung cấp cho bạn sức mạnh chuyên gia. Điều này xuất phát từ sự tôn trọng mà các thành viên trong nhóm đối với kiến thức mà bạn có được, nó có nghĩ rằng, họ coi trọng sự lãnh đạo của bạn. Đội nhóm sẽ hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy công việc kinh doanh hơn khi họ được dẫn dắt bởi một người lãnh đạo có chuyên môn tốt, am hiểu về lĩnh vực của mình.

Bên cạnh đó, với kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm, bạn sẽ làm việc sáng tạo hơn, phát triển công việc của mình. Điều này tiếp tục thúc đẩy thành công của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm, bắt buộc bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức về sản phẩm để từ đó tư vấn cho khách hàng tốt nhất, giúp họ giải quyết các vấn đề đang gặp phải từ đó nâng cao uy tín bản thân.

Bằng cách liên tục học hỏi mỗi ngày về kiến thức liên quan đến kế toán dịch vụ, tham khảo những người đi trước có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán dịch vụ cũng sẽ giúp bạn học hỏi nhiều hơn. Và hơn hết, hãy nhận biết các vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải, từ đó đưa ra các gói dịch vụ giúp họ cũng là cách để bạn thạo nghề hơn.

Bạn cần biết khách hàng tiềm năng của mình là ai?

Theo bạn, những khách hàng cần sử dụng dịch vụ kế toán của bạn là ai? Họ đang ở đâu? Tại sao họ cần sử dụng dịch vụ của bạn? 

Bạn cũng có thể bắt đầu từ những người quen biết, sau đó cung cấp dịch vụ thật tốt và đề nghị họ giới thiệu thêm khách hàng của bạn.

Bạn phải biết khách hàng của mình là những doanh nghiệp như thế nào thì mới có thể dễ dàng triển khai những chiến lược marketing, bán hàng tốt được.

Kế hoạch marketing của bạn như thế nào?

Bước đầu có thể bạn sẽ cần nghĩ đến tên doanh nghiệp - cái này thì đặt sao cho dễ đọc, dễ viết, dễ nghe nhé! Càng đơn giản càng tốt, nếu phức tạp quá là người ta sẽ không nhớ tên công ty của bạn đâu.

Sau khi có tên rồi, thì bạn nghĩ đến câu slogan là gì, tông màu chủ đạo là gì? Logo sẽ như thế nào?

Những cái ETI.VN liệt kê được gọi là "Bộ nhận dạng thương hiệu". Ta cần có cái này để có thể nhất quán khi triển khai các chiến lược marketing.

Bạn có thể tạm chia kế hoạch thành 2 nhóm: Đó là online & offline.

Với online thì bạn cần phải chuẩn bị:

 - Fanpage Facebook: Nhớ làm cái ảnh bìa đúng tông màu của bộ nhận dạng thương hiệu nhé. Trên đây bạn có thể chia sẻ các chủ đề: Kinh nghiệm quản lý kế toán cho chủ doanh nghiệp, câu hỏi  - giải đáp thắc mắc những vấn đề khách hàng thường hỏi bạn, câu nói động lực cho doanh nghiệp, thông tin kế toán, ...

   - Google Business (Địa điểm Google Maps) để ghim địa chỉ văn phòng, thông tin công ty của bạn lên Google.

  - Thiết kế Website: Đây chính là "mặt bằng" của bạn trên internet. Bạn có thể đưa thông tin công ty của mình lên, bao gồm bài viết, hình ảnh, đến cả video. Và tại đây bạn có thể viết bài với những chủ đề như ETI.Vn chia sẻ cho bạn ở phần Fanpage, nhớ viết bài và follow theo một kế hoạch từ khoá mà mọi người hay tìm nhé. (Gọi là viết bài chuẩn SEO). Lúc này các khách hàng có thể bắt gặp bạn trên internet mỗi khi vào Google tìm kiếm về dịch vụ kế toán.

 -  Kênh Youtube: Bạn chuyển thể nội dung bài viết thành dạng video và cũng phải Follow theo bảng kế hoạch từ khoá để sản xuất những video đúng chủ đề khách hàng quan tâm nhé. 

- Kênh TikTok: bạn làm tương tự như kênh Youtube. Chia sẻ những nội dung liên quan đến dịch vụ kế toán.

Những thứ này để "đặt cột mốc" cho công ty của bạn trên internet. Hãy liên hệ ngay với ETI.VN để có những chiến lược phù hợp nhé.

Với offline thì bạn cần phải chuẩn bị:

Khách hàng của bạn có hay đi nhậu không? Sở dĩ ETI.Vn hỏi như vậy vì thấy đa số mọi người cũng thường "gặp nhau trên bàn nhậu" để xây dựng mối quan hệ và bán hàng. Tuy nhiên ETI.VN muốn giới thiệu cho bạn một số ý tưởng để kết nối: Bạn có thể tham gia một hội doanh nhân như hội doanh nhân trẻ, hoặc tổ chức kết nối kinh doanh BNI, ... 

Nếu bạn muốn vừa rèn luyện sức khoẻ vừa kinh doanh thì có thể tham gia một CLB thể thao: CLB Bóng đá doanh nghiệp, CLB chạy bộ, ... từ đây bạn vừa mở rộng mối quan hệ, vừa rèn luyện sức khoẻ cho mình.

Một CLB gồm các doanh nhân đọc sách cũng là một kênh rất hay. 

Hãy kết nối và trao giá trị, cho đi, tư vấn cho mọi người về vấn đề kế toán để mọi người am hiểu, từ đó có thể thuê dịch vụ của bạn.

Ngoài ra nếu bạn có một dịch vụ "Đăng ký thành lập doanh nghiệp" thì bạn cũng có thể tư vấn luôn cho doanh nghiệp đó sử dụng dịch vụ kế toán của bạn luôn.

Có một nhóm "bạn hàng" khác có thể bạn sẽ nên kết nối vì họ cũng có khách hàng giống như bạn: Tư vấn pháp lý, Công ty làm biển hiệu quảng cáo, công ty thiêt kế logo - nhận diện thương hiệu, công ty làm website... Việc giới thiệu khách hàng qua lại sẽ giúp ta tận dụng được luôn khách hàng sẵn có đó, bạn cũng sẽ đỡ tốn chi phí rất nhiều.

Tham gia vào một lớp học khởi nghiệp kinh doanh cũng là cách để bạn xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng đấy, các học viên trong lớp học khởi nghiệp cũng cần ra mở công ty trong tương lai mà phải không?

Kênh phân phối sản phẩm của bạn ra sao?

Bạn làm thế nào để khách hàng ký hợp đồng với bạn? Các quy trình gồm tìm hiểu vấn đề, tư vấn, hợp đồng, báo giá, ... bạn sẽ làm như thế nào?

Hãy viết ra quy trình, soạn những tài liệu giới thiệu sản phẩm, hợp đồng, ... đảm bảo khách hàng nhìn thấy sự chuyên nghiệp của bạn.

Bạn cũng phải lường trước được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó nghĩ luôn giải pháp để xử lý rủi ro đó thì khi gặp tình huống bạn sẽ dễ dàng xử lý hơn.

Bạn đã suy nghĩ về bảng kế hoạch tài chính hay chưa?

Bạn cũng cần phải suy nghĩ về kế hoạch thu chi: Chi phí mặt bằng, dụng cụ, nhân viên, chi phí marketing, ... 

Và phải lập luôn danh sách các khoản bạn sẽ thu là gì? Lợi luận là bao nhiêu?

Có khoản thu nào tốt không? Hạn chế chi phí nhé bạn. Mởi khởi nghiệp nên làm sao càng phải có tiền để sống sót, hạn chế chi phí càng chi tiết càng tốt.

Tổng kết

Bạn vừa đọc xong bài viết này, hi vọng thông tin trong bài viết này một phần nào đó có thể giúp ích cho bạn. Hãy cùng review lại những câu hỏi sau nhé:

Bước 1: Sản phẩm: 03 câu hỏi

1. Sản phẩm và dịch vụ ta kinh doanh là gì?

2. Nó giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?

3. Điều khác biệt, đặc biệt là gì?

Bước 2: Khách hàng: 03 câu hỏi

1. Khách hàng mục tiêu là những ai?

2. Khách hàng đang gặp vấn đề gì chưa được giải quyết thoả đáng ở ngoài kia?

3. Mức giá chấp nhận của khách hàng?

Bước 3: Marketing : 03 câu hỏi

1. Dùng phương thức marketing nào?

2. Khách hàng quan tâm nội dung gì?

3. Khách hàng mục tiêu đang ở đâu?

Bước 4: Phân phối 03 câu hỏi

1. Khách hàng có an tâm khi dùng dịch vụ của ta?

2 Bao nhiêu lâu thì dịch vụ hoàn thành?

3. Nếu có rủi ro gì thì xử lý làm sao?

Bước 5: 03 câu hỏi

1. Doanh thu từ những nguồn nào?

2. Lợi nhuận thu về bao nhiêu?

3. Chu phí gồm những gì?


Đăng ngày 21/05/2021 bởi ETI Team | Lượt xem: 931

0383735400