Ý tưởng kinh doanh Dịch vụ vệ sinh tại nhà, theo giờ, công nghiệp
Ý tưởng kinh doanh Dịch vụ vệ sinh tại nhà, theo giờ, công nghiệp

Nếu bạn đang muốn bắt đầu một công việc kinh doanh mới với chi phí đầu tư thấp, không mất quá nhiều chi phí vận hành thì một Ý tưởng kinh doanh Dịch vụ vệ sinh có thể là một lựa chọn tốt.

Sau đây là một số những lời khuyên từ các chuyên gia về việc làm thế nào để thành lập một công ty chuyên về Dịch vụ vệ sinh dọn dẹp nhà cửa, giúp việc tại nhà.

5 bước lập kế hoạch cho Ý tưởng kinh doanh Dịch vụ vệ sinh:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường & Hoàn thiện sản phẩm

Để kinh doanh loại hình Dịch vụ vệ sinh điều đầu tiên bạn phải nghiên cứu, khảo sát thị trường, nhắm đến đối tượng khách hàng chính của bạn là ai? Ví dụ cụ thể nếu bạn muốn mở dịch vụ lau dọn nhà cửa thì đối tượng khách hàng của bạn chính là tại căn hộ trong các tòa nhà chung cư sau khi người thuê chuyển đi hay vệ sinh nhà cửa cho các khu dân cư giàu có hoặc cung cấp dịch vụ này ở hộ gia đình trung lưu thường xuyên bận rộn.

Khi bạn đã nghiên cứu thị trường xong, thì bạn đã biết được ở thị trường nào thì nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn cao (Phải bán cái thị trường cần, chứ không bán thứ ta có). Sau đó là bạn phải suy tư một chút về “ngách” mà bạn có thể đi. Loại dịch vụ nào thị trường cần, và ban am hiểu?

+ Vệ sinh công nghiệp: kết hợp với dịch vụ vệ sinh cho nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ và thương mại.

+ Vệ sinh khu dân cư, chung cư: nhà riêng và căn hộ dân cư.

+ Làm sạch đặc biệt: liên quan đến các dịch vụ đặc biệt, chẳng hạn như giặt hấp.

Tất nhiên bạn có thể làm tất cả những mục nêu trên, nhưng tránh trường hợp không tập trung, thì bạn có thể bắt đầu bằng một thứ, khi nào mạnh rồi thì mở rộng ra.

Tiếp đến, hãy khảo sát các đối thủ cũng có “ngách” giống bạn thì bạn phải bắt buộc liệt kê những cách để tạo khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ có thể đưa ra như làm sạch thảm, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường hoặc có kinh nghiệm lau sạch đồ dùng nội thất với tốc độ nhanh… Điều này sẽ làm tăng giá trị cho loại hình dịch vụ của công ty bạn. Ngoài ra bạn cũng cần nhận diện thị trường và tìm hiểu thêm các công ty lau dọn khác trong cùng khu vực để biết đối thủ hiện đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức độ đến đâu. Hãy trả lời thật kỹ câu hỏi này: “Điều gì khiến khách hàng chọn sử dụng Dịch vụ vệ sinh của bạn thay vì sử dụng Dịch vụ vệ sinh tại công ty khác?”

Bước 2: Khách hàng mục tiêu

            Khi biết được ngách rồi bây gờ bạn cũng hình dung được khách hàng mục tiêu rồi phải không? Họ la ai? Nam hay Nữ, họ bao nhiêu tuổi? Họ đang ở đâu? Nghề nghiệp của họ là gì?  Ví dụ: Nếu bạn tập trung đến các khách hàng là người đang xây nhà và sẽ cần dọn dẹp vật liệu sau khi xây xong thì ở gần nơi bạn kinh doanh có bao nhiêu ngôi nhà đang xây giống như thế?

Nếu khách hàng của bạn là xưởng thì là xưởng gì? Ở đâu? Quy mô như thế nào? Họ thường có nhu cầu dọn dẹp, vệ sinh trong thời điểm nào?

Bước 3: Marketing và truyền thông

Bạn có thể bắt đầu kế hoạch Marketing và truyền thông Dịch vụ vệ sinh bằng Tên, slogan, bộ nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp.

Về tên: Khách hàng tin tưởng công ty của bạn phần lớn là nhờ vào sự giới thiệu hay qua truyền miệng từ nhiều người xung quanh. Do vậy, công ty phải có cho mình một cái tên dễ nhớ, gần gũi, gắng liền với loại hình dịch vụ của công ty.

Về Slogan, logo, tông màu chủ đạo: Tuỳ thuộc vào insight khách hàng & tâm huyết phục vụ khách hàng của bạn mà bạn sẽ lựa chọn phù hợp.

Ở thời điểm này, bạn cần lên kế hoạch Marketing cho cả 2 kênh: Đó là kênh Marketing Offline & Marketing Online. Bạn đã biết khách hàng của mình là ai rồi, thì bây giờ hãy áp dụng tư duy “Khách hàng ở đâu, ta hiện diện ở đó” thì mới mong có được khách hàng.

Khách hàng của bạn có mặt trên online không? Đương nhiên là có rồi. Hãy hiện diện với khách hàng của bạn trên online thông qua một số kênh gợi ý như sau:

  • Dùng Dịch vụ Thiết kế Website hiệu quả: Giúp doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Giai đoạn đầu hãy biến website trở thành một hồ sơ năng lực. Hãy thể hiện thông tin dịch vụ của bạn lên trang web, ngoài ra bạn có thể đưa những hình ảnh dọn dẹp vệ sinh, danh sách khách hàng tiêu biểu và các cảm nhận của họ để gia tăng niềm tin với khách hàng tiềm năng của bạn. Sau khi website có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, bài viết giới thiệu dịch vụ, hình ảnh hoạt động, câu chuyện khách hàng, … thì tiếp theo bạn cần lên một bảng kế hoạch từ khoá, và viết bài – xây dựng nội dung cho trang web của bạn để những khách hàng tiềm năng hằng ngày vẫn đi tìm dịch vụ của bạn có thể truy cập vào website của bạn thông qua những từ khoá lên TOP. Và bạn lại có nhiều khách hàng thông qua online.
  • Kênh Youtube: Khi có chủ đề từ khoá tại kênh Website, bạn có thể xây dựng video và đăng tải lên Youtube. Đây cũng là một kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hiện nay.
  • Xây dựng kênh Facebook: Ở Facebook thì đầu tiên bạn cần phải xây dựng một Fanpage để cập nhật thông tin dịch vụ của bạn. Bạn cũng có thể tạo thêm các nick facebook cá nhân để kết bạn với những người có thể là khách hàng tiềm năng của bạn, tương tác theo chiến lược “bạn – bàn - bán”, đồng thời mời bạn bè like fanpage dịch vụ của bạn để họ có thể nhận nhiều thông tin hơn. Ngoài ra trên Facebook cũng có các hội nhóm có khách hàng tiềm năng của bạn ở đó, hãy tham gia, chia sẻ kinh nghiệm & khiến các thành viên trong đó tự follow bạn, bạn lại có thêm khách hàng. Ở kênh Facebook này, bạn nhớ đừng tập trung đăng bài bán hàng nhiều quá, mà hãy xây dựng “thương hiệu cá nhân” để mọi người chủ động liên hệ với bạn.
  • Zalo: Bạn làm tương tự như Facebook.
  • Ghim địa điểm Google Maps: Để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy công ty của bạn, đây cũng là một kênh tìm kiếm khách hàng miễn phí và hiệu quả.
  • Bạn có thể đăng tin ở các kênh rao vặt như chợ tốt, các diễn đàn, … để có thêm khách hàng.

Hãy liên hệ với ETI.VN để chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn.

Còn với kênh Offline thì sao? Bạn có thể  đi thị trường trực tiếp đến những ngôi nhà đang xây; bạn xây dựng mối quan hệ thân tình với các chủ thầu, ban quản lý toà nhà; bạn có thể tham gia các buổi kết nối tại các hiệp hội kinh doanh như hội doanh nhân, hội doanh nhân trẻ, tổ chức BNI, ... để có thêm khách hàng tiềm năng của bạn ở đó.

Tóm lại ở phần Marketing & Truyền thông này bạn cần phải lên một kế hoạch cụ thể: Đối tượng là ai? Tiếp thị qua kênh nào? Chi  phí đầu tư bao nhiêu? Kết quả mong muốn là gì?

Bước 4: Kênh phân phối – bạn mang dịch vụ đến khách hàng như thế nào?

            Bạn sẽ làm thế nào để mang dịch vụ của bạn đến khách hàng? Quy trình từ lúc tư vấn đến lúc bàn giao là gì? Trong từng giai đoạn sẽ cần những vật tư, máy móc, xe, hoá chất, hay các  loại giấy tờ gì?

Bước 5: Bảng kế hoạch tài chính

            Bạn đã có bản kế hoạch tài chính: Chi phí đầu setup tư văn phòng, chi phí cho đăng ký kinh doanh, chi phí cho việc mua trang thiết bị, chi phí trả lương nhân viên, chi phí đầu tư marketing, chi phí dự phòng, ..

            Ở bản chi phí này tránh trường hợp đầu tư quá lố ở giai đoạn ban đầu. Chỉ đầu tư cho những thứ thật sự cần thiết, thiết bị nào nên thuê được thì thuê, thiết bị gì mua nơi nào rẻ & uy tín được thì mua, … để bạn có thể hạn chế rủi ro đầu tư quá nhiều mà mà không kinh doanh được.

            Hãy suy nghĩ nhiều về việc tìm kiếm khách hàng: Bạn đã có kế hoạch để thu dòng tiền vào doanh nghiệp chưa? Dòng tiền vào chính là máu của doanh nghiệp, do đó hãy nghĩ nhiều hơn về việc Marketing & Bán hàng để có tiền. Nếu không thì doanh nghiệp sẽ rất dễ chết.

Và đây cũng là bước tạo đà để ta làm kế hoạch kinh doanh đầy đủ chi tiết hơn. Bạn thấy có làm được theo 05 bước trên không? Nó có thử thách và áp lực không? Khi làm xong đọc kế hoạch do chính tay mình viết ra cảm xúc bạn như thế nào?

Giờ ta tiến đến bước sâu hơn là đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi ấy theo thứ tự 05 bước trên. Giờ thống nhất mỗi bước ta đặt 03 câu hỏi để nó đơn giản hơn, sau khi làm quen rồi thì ta tiến đến là 05 câu hỏi hoặc nhiều hơn.

Bước 1: Sản phẩm: 03 câu hỏi

1. Sản phẩm và dịch vụ ta kinh doanh là gì?

2. Nó giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?

3. Điều khác biệt, đặc biệt là gì?

Bước 2: Khách hàng: 03 câu hỏi

1. Khách hàng mục tiêu là những ai?

2. Khách hàng đang gặp vấn đề gì chưa được giải quyết thoả đáng ở ngoài kia?

3. Mức giá chấp nhận của khách hàng?

Bước 3: Marketing : 03 câu hỏi

1. Dùng phương thức marketing nào?

2. Khách hàng quan tâm nội dung gì?

3. Khách hàng mục tiêu đang ở đâu?

Bước 4: 03 câu hỏi

1. Khách hàng có an tâm khi dùng dịch vụ của ta?

2 Bao nhiêu lâu thì dịch vụ hoàn thành?

3. Nếu có rủi ro gì thì xử lý làm sao?

Bước 5: 03 câu hỏi

1. Doanh thu từ những nguồn nào?

2. Lợi nhuận thu về bao nhiêu?

3. Chu phí gồm những gì?

Tổng kết kế hoạch Ý tưởng kinh doanh Dịch vụ vệ sinh

Tóm lại tất cả các điều trên, bạn hãy nghiên cứu, khảo sát thị trường loại hình dịch vụ trước khi bắt đầu một loại hình kinh doanh bất kỳ và xác định rằng xem bạn có thực sự phù hợp để điều hành doanh nghiệp của riêng bạn hay không. Thời gian ban đầu sẽ có thể trở nên rất khó khăn. Đó chính là một thị trường cạnh tranh và bạn cần một kế hoạch kinh doanh vững chắc để thành công.


Đăng ngày 18/05/2021 bởi ETI Team | Lượt xem: 2403

0383735400