4 cấp độ cạnh tranh trong marketing
4 cấp độ cạnh tranh trong marketing

Trong kinh doanh cũng như marketing luôn luôn có sự cạnh tranh, vậy theo bạn thật sự cạnh tranh là gì? Cho dù bạn đang có một sản phẩm hay một thương hiệu nào thì cũng luôn có những đối thủ cạnh tranh trên thị trường, việc bạn hiểu được họ đang cạnh tranh ở phương diện nào thì mới có thể có những sách lược đúng đắn để ứng phó và vương lên.

Nội dung bài viết [Hiển thị]

4 cấp độ cạnh tranh trong marketing 

Theo Philip Kotler trong Marketing có 4 cấp độ cạnh tranh nên biết:

1. Product Form Competition – Cạnh tranh hình thức sản phẩm

Khi khách hàng quyết định mua hàng, thì hình thức sản phẩm chính là yếu tố quyết định đầu tiên. Nếu sản phẩm của bạn và sản phẩm của đối thủ được bày bán cạnh nhau trong một gian hàng (ví dụ trong siêu thị chẳng hạn), khi so sánh về chất lượng và mức giá có thể không quá khác biệt nhưng khách hàng lại chọn sản phẩm của đối thủ. Tại sao khách hàng lại chọn đối thủ nhỉ? Giá cũng như nhau, mà chất lượng thì cũng như nhau mà? Vậy thì lý do chứng tỏ rằng về hình thức bao bì sản phẩm của bạn chưa thật sự đủ thu hút đối với khách hàng.

Do đó Hình thức sản phẩm có thể coi là cơ hội cuối cùng để sản phẩm của bạn chạm tới khách hàng. Lúc này, khi đã đến siêu thị hoặc nơi bán sản phẩm họ không còn những tiêu chí nào để đánh giá, lựa chọn sản phẩm nữa mà yếu tố quyết định cuối cùng ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm chính là dựa vào bao bì của sản phẩm.

Nếu bao bì của sản phẩm nổi bật và hấp dẫn hơn những sản phẩm cùng loại thì khả năng chúng được khách hàng lựa chọn sẽ cao hơn. Từ màu sắc, thiết kế, bao bì của sản phẩm sẽ có tác động đến tâm lý của họ. Có thể bạn khác biệt trong hình thức nhưng vẫn phải cho khách hàng thấy được sự gắn kết, thông điệp từ sản phẩm.

Do đó, thứ bạn cần làm khi chất lượng, giá cả của sản phẩm của bạn tương đương với đối thủ chính là Chiến lược Marketing bằng hình thức, bao bì sản phẩm.

2. Product Category Competition – Cạnh tranh đa dạng sản phẩm

Việc xây đa dạng mục sản phẩm cũng giống như việc bổ sung thêm những bộ đồ khác trong tủ quần áo của bạn. Với nhiều trang phục cùng với phong cách khác nhau bạn sẽ tạo cho người khác cảm giác mới lạ, hứng thú.

Đối với việc đa dạng sản phẩm cũng vậy nó giúp doanh nghiệp của bạn có thể đáp ứng linh hoạt với điều kiện thị trường luôn biến động và nhu cầu của người dùng. Hơn nữa doanh nghiệp của bạn sẽ tăng về các chỉ số doanh thu, lợi nhuận và thị phần trên thị trường.

Để dành lợi thế hơn so với các đối thủ trên thị trường doanh nghiệp cần phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể khi đưa những sản phẩm mới ra thị trường như: chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược định giá hớt váng,…

Sản phẩm đa dạng chất lượng tốt chắc chắn sẽ khiến khách hàng hài lòng vì vậy cần phải mở rộng danh mục sản phẩm về cả chiều rộng và chiều sâu. Doanh nghiệp chú trọng đến điều đó sẽ có được niềm tin từ khách hàng và có thế chiểm lĩnh thị trường.

3. Generic Competition – Cạnh tranh chung

Đây cũng là một trong những cấp độ cạnh tranh mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Những thương hiệu khác nhau đưa ra các sản phẩm cùng giải quyết một mục đích, nhu cầu cho khách hàng. Ví dụ trong trường hợp khách hàng có nhu cầu mua các thiết bị trong nhà bếp nhưng phải lựa chọn giữa lò vi sóng, tủ lạnh và máy rửa bát.

Lúc này lựa chọn của khách hàng sẽ tập trung về giá, cách tối ưu nhất là doanh nghiệp cần phải cắt giảm những chi phí không cần thiết trong sản xuất và đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ việc cạnh tranh với các đối thủ lớn trong ngành là việc rất khó. Nhưng đó cũng chính là cơ hội nếu bạn biết cách xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

4. Budget Competiton – Cạnh tranh ngân sách

Ngân sách là một yếu tố người mua đặc biệt quan tâm và là một tiêu chí để đánh giá giữa các sản phẩm với nhau. Những sản phẩm có mức giá giống nhau trên thị trường là các đối thủ cạnh tranh sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp khi khách hàng có sự so sánh.

Hơn ai hết các marketer phải là những người thấu hiểu insight khách hàng từ đó có chiến lược sản phẩm cụ thể. Giải pháp duy nhất đó chính là mở rộng việc nghiên cứu đưa sản phẩm với nhiều lợi ích hơn đáp ứng nhu cầu của người mua.

Một ví dụ bạn có thể dễ thấy nhất của cạnh tranh ngân sách đó là smartphone và lapop. Khi khách hàng có nhu cầu mua một thiết bị thông minh với mức giá a đã xác định thì có thể lựa chọn smartphone và laptop. Lúc này người mua sẽ quyết định chọn sản phẩm thuận tiện khi làm việc, di chuyển và sử dụng. Tâm lý khách hàng lúc này sẽ xác định chọn 1 trong 2 sản phẩm mà không quan tâm đến giá nữa.

Trong kinh doanh việc đánh giá các đối thủ cạnh tranh và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình là rất cần thiết. Thế nhưng trước tiên bạn cần hiểu rõ về các cấp độ cạnh tranh để có thể xây dựng một chiến lược marketing giúp doanh nghiệp giành vị thế so với các đối thủ.


Đăng ngày 05/06/2021 bởi ETI Team | Lượt xem: 1832

0383735400